ĐÔ THỊ SÁNG TẠO DẦN HÌNH THÀNH, BẤT ĐỘNG SẢN KHU ĐÔNG SÀI GÒN CHIẾM ƯU THẾ

15/10/2019

Báo cáo thường niên của các đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín đều chỉ ra khu Đông trong 5 năm liên tiếp giữ vững ngôi đầu bảng về nguồn cung và lượng tiêu thụ.

Sức bật hạ tầng

Ước vọng đưa TP. HCM trở thành đặc khu kinh tế hàng đầu khu vực đang được cụ thể hoá với chiến lược phát triển khu Đông (bao gồm Quận 2, Quận 9, Thủ Đức). Trong đó Quận 2 là trung tâm tài chính mới của TP. HCM, Quận 9 và Quận Thủ Đức đóng vai trò vệ tinh tạo thành 3 chân kiềng vững chắc.

Vào tháng 4/2019, TP. HCM đã chính thức “bấm nút” đưa ý tưởng biến khu Đông TP. HCM thành khu đô thị sáng tạo vào thực tế, bằng việc phê duyệt nhiệm vụ cuộc thi quốc tế ý tưởng quy hoạch đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP. HCM.

Bên cạnh hàng chục dự án vừa và nhỏ, có thể điểm qua những công trình làm thay đổi toàn bộ mặt khu Đông đã đi vào hoạt động như: Hầm Thủ Thiêm, đại lộ Mai Chí Thọ, cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2 nối từ trung tâm TP. HCM với Quận 2 và Quận 9, hay đường Phạm Văn Đồng nối Sân bay Tân Sơn Nhất với Quận Thủ Đức, tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường Vành đai 2 (từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội, nút giao thông ngã tư Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng); cầu Thủ Thiêm 2 (nối quận 1 và quận 2), cầu bắc qua Đảo Kim Cương (đoạn qua nhánh sông Giồng Ông Tố nối khu Thạnh Mỹ Lợi, khu Cát Lái của quận 2 với trung tâm quận 1), nút giao tại vòng xoay Mỹ Thủy…

Đặc biệt vừa qua, 2 dự án giao thông trọng điểm của khu Đông được áp dụng cơ chế đặc thù để sớm hoàn thành như các đoạn từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội, từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng. Sau khi các dự án này được triển khai, sẽ giúp khép kín tuyến đường Vành đai 2 dài 69km được xác định với lộ trình kết nối toàn vùng của khu Đông.

Hạ tầng giao thông phát triển là đòn bẩy giúp gia tăng giá trị bất động sản tại khu Đông TP. HCM

Không chỉ triển khai phát triển hạ tầng giao thông, khu Đông còn đang sở hữu nhiều cụm công trình kinh tế – dịch vụ – giáo dục – thể thao trọng điểm đã và đang được hình thành: Khu Công nghệ cao TP. HCM, làng Đại học Quốc gia, Khu liên hợp Thể dục thể thao Quốc gia Rạch Chiếc, bến xe Miền Đông mới; Bệnh Viện Ung Bướu cơ sở 2; Trường Đại học Fulbright…

Sự hoàn thiện hạ tầng giao thông và hạ tầng dịch vụ với nguồn vốn đầu tư lớn đã thu hút các doanh nghiệp địa ốc lớn tham gia phát triển dự án ở khu Đông, điển hình như SCC, Đại Quang Minh, Vingroup, Đất Xanh, Novaland, Keppel Land, Capitaland… Bên cạnh đó, khu Đông còn là điểm thu hút dòng vốn FDI đến từ các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hoa Kỳ…

Khu đô thị Cát Lái: Tâm điểm mới của giới thượng lưu

Trong “guồng quay” bất động sản khu Đông Sài Gòn, năm 2019, Cát Lái tiếp tục nằm trong top điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư.

Với mục tiêu phát triển Cát Lái thành một trong những khu đô thị hiện đại, TP. HCM đã đầu tư hạ tầng giao thông liên kết cho khu vực với các dự án mở rộng đường Đồng Văn Cống (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố 2 đến nút giao thông Mỹ Thủy), gói thầu xây cầu Mỹ Thủy 3; dự kiến hai công trình này sẽ khởi công cuối năm 2019. Bên cạnh đó, dự án xây dựng tuyến đường kết nối từ cảng Cát Lái đến đường vành đai 2 với tổng vốn đầu tư 430 tỷ đồng cũng sắp được khởi công.

Mới đây, UBND TP. HCM đã đồng ý cho nghiên cứu thực hiện các dự án là: công trình mở rộng đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ nút giao Mỹ Thủy đến phà Cát Lái dài gần 2 km); dự án đường mới nối cảng Cát Lái – Phú Hữu và mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 30m (đoạn từ Vành đai 2 đến đường ra vào cảng Phú Hữu). Ban quản lý đầu tư các công trình giao thông TP .HCM cho rằng nếu tình hình giải phóng mặt bằng thuận lợi và nhanh chóng thì đến cuối năm 2022 sẽ hoàn thành các dự án trên và phát huy hiệu quả giải tỏa giao thông khu vực Cát Lái.

Song song đó, dự án xây dựng cầu thay thế cho phà Cát Lái cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Cầu Cát Lái được mong chờ giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông tại khu vực cửa ngõ phía đông TP.HCM và sẽ là sợi dây kết nối quan trọng giữa TP.HCM với các khu vực lân cận. Giai đoạn 2021 – 2025, thành phố tiếp tục đề xuất đầu tư dự án xây dựng nút giao thông An Phú, trong đó ưu tiên làm trước hạng mục hầm chui rẽ trái từ cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây về đường Mai Chí Thọ đến đường hầm sông Sài Gòn.

Sol Villas thừa hưởng thế mạnh về hạ tầng giao thông khu Đông Sài Gòn với quy hoạch đồng bộ cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp, đa dạng dành riêng cho những chủ nhân xứng tầm.

Các chuyên gia cho rằng, trong khoảng vài năm nữa khi hạ tầng giao thông hoàn thiện, khu đô thị Cát Lái sẽ là điểm đến an cư của giới trung lưu, thượng lưu vì sở hữu quy hoạch thông minh, bài bản bậc nhất thành phố, di chuyển đến trung tâm thuận tiện trong 15 phút lái xe, không gian sống trong lành. Hiện Cát Lái cũng là khu vực có sự đột phá rõ rệt về nguồn nhân lực khi thị dân trẻ, lực lượng trí thức, đối tượng chuyên gia nước ngoài có xu hướng gia tăng.

Đơn cử như biệt thự Sol Villas tại trung tâm khu đô thị kiểu mẫu PhoDong Village. Dự án quy tụ 101 dinh thự danh giá, là khu biệt thự compound cao cấp hiếm hoi của Cát Lái, đón đầu làn sóng dịch chuyển của giới thượng lưu về khu vực này trong thời gian tới. Gia nhập Sol Villas, chủ nhân sẽ hoàn toàn bước vào thế giới đặc quyền với không gian sống chuẩn mực, tiện nghi khép kín, bảo vệ và camera 24/24. Kết hợp kiến trúc tân cổ điển độc đáo, Sol Villas còn là biểu trưng cho đẳng cấp và quyền lực của chủ nhân.

Ra mắt lần đầu vào tháng 5/2018, Sol Villas nhanh chóng được giới đầu tư, người mua ở có thu nhập cao tìm kiếm, đạt tỷ lệ hấp thụ lên tới 80% sau vài tháng công bố. Đây chính là minh chứng thuyết phục cho sức hút mạnh mẽ của Cát Lái đối với cộng đồng cư dân thượng lưu.

Theo: Dân Trí